Trong
tất cả các món bánh mà người ta dùng để nhâm nhi giữa các bữa ăn chính
trong ngày, thì bánh bèo Huế - cùng những phụ gia không thể thiếu đi
kèm, là nước mắm và tôm nõn, được tờ WSJ đánh giá là xứng đáng đứng ở
"tầm vương giả".
Lịch sử
Cái tên “bánh bèo” thoạt nghe có thể được hiểu là “bánh làm từ cây
bèo”, hoặc chính xác hơn cả là “bánh hình bèo”. Loại thực vật đang được
nói đến ở đây là một giống cây thủy sinh lá tròn xuất hiện đầy rẫy trên
các ao hồ khắp thành phố, được giới họa sĩ chuyên vẽ phong cách khắp xứ
Huế thanh nhã và quý phái đặc biệt ưa thích.
Đúng như tên gọi của mình, chiếc bánh bèo có hình dáng mỏng và tròn,
được nhào trộn từ bột gạo và bột sắn. Người dùng sẽ thưởng thức món ăn
trong những chiếc chén nhỏ kiêm vai trò của khuôn đúc tạo hình cho chiếc
bánh, tôm nõn xé nhuyễn và bì lợn chiên giòn đóng vai trò vừa là vật
trang trí, vừa làm tăng thêm khẩu vị cho món ăn. Tất cả được dung hòa
bằng một chút nước mắm dưới lên trên bề mặt chiếc bánh.
Nhưng cũng có nhiều thắc mắc về xuất xứ của món ăn được nhận là “vương
giả” này, thứ danh hiệu được gán ghép cho rất nhiều thứ khác tại nơi
chốn đã chứng kiến triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Bội Trân, một họa sĩ địa phương nổi tiếng, kiêm bếp trưởng, thì cho
rằng không phải như vậy: “Bánh bèo chỉ là một món ăn bình dân”. Còn đối
với cô Trần Thị Bảo Ngân, có gia đình làm ra hàng trăm chiếc bánh bèo
mỗi ngày tại nhà hàng bánh bèo Hương Cung An Định, nhận xét: “Các nhà
vua Huế xưa hẳn rất ưa thích món ăn giản dị mà tinh tế này.”
Bên cạnh đó, cũng có người khẳng định rằng bất kỳ món ăn nào có cách
trình bày được gói trong hoặc đặt lên lá chuối hẳn phải có nguồn gốc từ
nền văn hóa Chăm cổ đại, vốn từng một thời rất hưng thịnh ở miền Trung
Việt Nam.
Bối cảnh
Thời xưa, có lẽ bánh bèo đã được bán trên những gánh hàng rong được
người bán quẩy quang đi khắp thành phố. Ngày nay, cách tiếp cận khách
hàng tạm bợ như thế hầu như đã không còn được trông thấy thường xuyên,
các quầy hàng nhỏ hiếm khi rời khỏi đường phố, một số thì bày biện đầy
đủ bàn ghế, còn một số khác nữa thì chỉ với những trang bị tối thiểu
cũng đủ để gắn kết người Việt với phong cách và thói quen ăn uống ngoài
hè phố của họ.
Thậm chí bánh bèo sẽ trở thành món ăn được quảng cáo trên các bảng hiệu
và mái hiên. Món ăn thường được dọn ra với 12 chiếc một lúc và nằm giữa
những món cuốn và bánh khác, người ta có thể thưởng thức bánh bèo vào
bất cứ lúc nào trong ngày, đặc biệt hoàn hảo như một món quà sáng hay
lót dạ sau một đêm say sưa. Nhưng người Huế chuộng dùng bánh bèo nhất là
vào lúc sau 3 giờ chiều trở đi, nếu thực khách quá say mê đến mức nhỡ
ăn quá nhiều, bánh bèo có thể trở thành món chính trong bữa tối.
Trong số vô vàn loại bánh truyền thống nơi đây còn có bánh ướt, là
những chiếc bánh làm từ bột gạo cực mỏng với hành khô được rải lên bề
mặt; bánh nậm, một đặc sản khác của Huế, làm từ bột gạo nhão và nướng
trong lá chuối; và bánh ram ít, món ăn nhanh giàu cholesterol với bột
gạo nhào chung với mỡ lợn. Tất cả đều có thể được dùng với mọi đồ uống
tùy sở thích, nhưng được nhiều người ưa chuộng hơn cả vẫn là một tách
trà ướp lạnh với gừng.
Đánh giá
Như những gì được ghi trong menu của một nhà hàng, “Xin mời! Hãy thưởng thức hương vị đặc biệt của xứ Huế trong từng miếng Bánh Bèo”.
Sự hài hòa của mọi thành phần trong một chiếc bánh bèo có thể được cảm
nhận chỉ bằng một miếng cắn duy nhất: vị mềm mại nhưng không quá dai của
bột hấp (được làm mịn bằng một chút mỡ), vị tươi mới của thịt tôm (sẽ
tuyệt nhất nếu được làm từ loại tôm đánh bắt từ khu đầm gần đó), sự giòn
tan của những vụn bì lợn chiên giòn, và điểm nhấn quan trọng nhất của
món ăn địa phương này chính là thứ nước chấm độc nhất vô nhị được rưới
lên mọi thứ, nơi mà sự kết hợp giữa nước mắm và đường đã tạo nên một thứ
hương vị thơm ngon phảng phất, mà đó lại không phải mùi của cá, đường
hay tôm khô.
Nhưng để khiến cho những đặc trưng hấp dẫn này có thể lôi cuốn được
những thực khách nhiệt thành nhất, hướng dẫn viên người địa phương Phan
Quốc Vinh nhắc nhở, “Đây là thứ mà các bạn có thể gọi là đồ ăn ngon của
chúng tôi, món ăn mà chúng tôi vẫn luôn ưa thích từ khi còn là những đứa
trẻ.”
Ăn ở đâu?
Bánh bèo Bà Cư, 93/5 Phan Đình Phùng và bánh bèo Hương Cung An Định,
93/9 Phan Đình Phùng là hai cửa hàng ngoài trời khiêm tốn nằm dọc theo
con hẻm cạnh dinh An Định đã được trùng tu trong một khu vực hiện đại
hơn của thành Huế, tọa lạc ở phía Nam kinh thành Huế và sông Hương.
Riêng với Hương Cung An Định, thực khách hãy ráng đến sớm, nhòm vào gian
bếp lớn, để được dịp quan sát toàn bộ công đoạn pha trộn, nhào bột và
tạo hình mọi loại bánh phổ thông xứ Huế.
Quán Hàng Me, số 45 đường Võ Thị Sáu là một trong ba điểm đến nổi tiếng
của thực khách, là hai gian hàng sát cạnh nhau, trên một con đường gần
khu vực có nhiều du khách “Tây ba-lô” của trung tâm thành phố Huế. Vấn
đề vệ sinh và việc quảng cáo có vẻ đã có nhiều tiến bộ, ở đây đã có thực
đơn viết bằng tiếng Anh. Nhưng bánh bèo tại đây có vẻ không được mới
cho lắm.